Thế giới Sự suy giảm động vật

Sự suy giảm của các loài động vật trong 50 năm qua là đáng kể, trong đó con người là nguyên nhân chính khiến số lượng các loài linh trưởng và các loài thuộc họ Mèo suy giảm nghiêm trọng trong 50 năm qua. Động vật đã giảm hơn 1 nửa từ năm 1970, tới năm 2020, lượng động vật hoang dã chỉ còn có hơn 1/3 so với hồi năm 1970 với tốc độ suy giảm đang nằm ở mức 2% mỗi năm và không có dấu hiệu chậm đi. Trong khi số lượng trung bình động vật hoang dã đang ngày càng suy giảm nhưng vẫn có những loài thuộc một số điều kiện sống có sự tăng trưởng về quần thể. Một số loài có vú sống trên đồng cỏ ở Châu Phi đã có sự tăng trưởng nhẹ từ năm 2004 nhờ vào nỗ lực bảo tồn. Dù vậy, số lượng chim tại đây vẫn tiếp tục giảm.

Loài nai Java (Rusa timorensis) đang bị suy giảm số lượng nghiêm trọngMột con hươu đồng lầy Nam Mỹ, chúng đã bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng

Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã tiến hành tái thống kê dựa trên 14.152 quần thể của 3706 loài động vật có vú, chim, , động vật lưỡng cưbò sát trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy tính tới 2012, lượng động vật hoang dã đã giảm 58% so với hồi năm 1970 với mức giảm bình quân là 2%. Không hề có dấu hiệu chậm lại của sự suy giảm và do đó, tới năm 2020, các quần thể động vật có xương sống có thể sẽ giảm 67%.

Chịu ảnh hưởng nặng nhất là các động vật có xương sống, số lượng của chúng có thể sẽ giảm đến 2/3 vào năm 2020, đặc biệt là những loài sống trong ao hồ, sông ngòi và vùng đất ngập nước. So với năm 1970, số lượng các loài động vật có vú, chim, cá và bò sát biển đã bị giảm 49%, trong số các loài bị suy giảm dân số, cá ngừcá thu là hai loài cá được con người ăn nhiều đã giảm đến 74%. Hải sâm cũng suy giảm đáng kể về số lượng trong vài năm qua, đặc biệt tại Galapagos (giảm đến 98%) và Biển Đỏ (giảm 94%).

Nhiều loài như voi châu Phi tại Tanzania đã bị suy giảm cực kỳ nghiêm trọng về số lượng do nạn săn bắt, loài voi châu Phi tại Tanzania đã bị suy giảm cực kỳ nghiêm trọng về số lượng do nạn săn bắt. Tương tự, loài sói bờm ở Brazil cũng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng do khai thác đất canh tác hay loài lươn châu Âu cũng sắp biến mất do bệnh dịch, nạn đánh bắt quá mức và sự thay đổi môi trường sống.

Về tổng thể, số lượng những loài sống trên cạn vốn phân bổ từ đồng cỏ cho tới rừng rậm đã bị suy giảm 2/5 tính từ năm 1970. Tệ hơn, những loài động vật nước ngọt bị giảm tới 4/5 chỉ trong giai đoạn 1970-2012. Quần thể sinh vật ở những vùng ngập nước có sự tăng nhẹ từ năm 2005 và sinh vật biển có sự ổn định về số lượng từ năm 1988. Tuy rằng rằng vẫn còn thực trạng đánh bắt khai thác quá mức đe dọa tới số lượng sinh vật biển. sự thu hẹp môi trường sống của các sinh vật biển, nơi cung cấp thức ăn cho các loài.

Côn trùng là lớp động vật có số lượng đông nhất, có mặt hầu khắp trái đất ước tính có thể có đến 30 triệu loài côn trùng nhưng chính sự đông đảo này lại là một trong những nguy nhân gây suy giảm số lượng côn trùng đáng báo động, nếu có khoảng 50.000 loài cây nhiệt đới, và mỗi cây có 163 loài côn trùng đặc thù sinh sống, nhân lên có thể đến 8 triệu loài, hầu hết thuộc họ cánh cứng sống trong những vòm cây.

Sự biến mất của chúng là nguyên nhân gây suy giảm số lượng ở nhiều loài khác, như chim chóc (số lượng chim trên các cánh đồng nước Anh đã giảm đi phân nửa từ năm 1970), gà so xám (sống nhờ ăn côn trùng) hay cây bắt ruồi (giảm đến 95%), có loài như chim bách thanh lưng đỏ đã tuyệt chủng ở Anh vào những năm 1990 do thiếu thức ăn là những con bọ cánh cứng lớn.

Tại Đức, số lượng côn trùng bay được ở đây đã giảm ¾ kể từ năm 1989. Ngày nay, không cần đến con số thống kê chúng ta vẫn có thể nhận thấy sự suy giảm của côn trùng, lúc trước khi lái xe đường dài qua vùng ngoại ô, côn trùng thường liên tục va vào người lái hoặc kính xe nhưng giờ đây, hiện tượng này không còn nhiều nữa. Có các nguyên nhân chủ quan cho vấn đề này:

  • Về văn hóa, người ta thường không quan tâm nhiều đến côn trùng (trừ ong và bướm), với những người yêu thích thiên nhiên, họ cũng có xu hướng tìm hiểu về hoa cỏ, chim chóc hay các loài thú.
  • Do số lượng rất lớn, côn trùng không thể được tìm hiểu và tính toán hết số lượng, như ở hệ động vật Anh hiện nay có khoảng 24.500 loài côn trùng, trong đó khoảng 1.800 loài rệp, 4.000 loài cánh cứng, 7.000 loài ruồi và 7.000 loài ong, kiến, tuy nhiên rất nhiều trong số đó chưa được biết đến.
  • Nguyên nhân không thể chối cãi được, đó là do con người. Nền nông nghiệp sử dụng quá nhiều hóa chất đã giết chết nhiều loài côn trùng, đồng thời làm bẩn đất đai trong một khoảng thời gian dài. Áp lực này có thể khiến con người giết chết nhiều côn trùng hơn và làm tuyệt chủng nhiều loài hơn.